Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
“Ngáng chân nhau” đã có hồi kết?
Ngày 26-12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký Đạo luật chi tiêu ngân sách và chi tiêu quốc phòng, do sự thỏa hiệp giữa hai đảng và đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua. Theo đó, ngân sách tài khóa hai năm 2014, 2015 là 2.026 tỷ USD và ngân sách quốc phòng 526,8 tỷ USD cho 2014, khiến “cuộc chiến” ngân sách kéo dài với cái cớ Obamacare đã tạm thời khép lại và nguy cơ chính phủ bị đóng cửa trong hai năm tới đã được loại trừ.

 


 


 


“Ngáng chân nhau”

 

Chế độ đa đảng ở Mỹ thực chất là “lưỡng đảng” Dân chủ và Cộng hòa thay nhau trị vì đất nước. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng, bên cạnh những ưu điểm thì nhược điềm lớn nhất của chế độ “lưỡng đảng” là “ngáng chân nhau” vì quan điểm và lợi ích của mỗi đảng chứ không phải hoàn toàn vì lợi ích của đa số người dân.

Cuộc “đấu đá tài chính” trong bốn năm vừa qua thực chất là “cuộc chiến” chính trị nhằm hủy bỏ đạo luật Obamacare và ngân sách chính phủ chính là chỗ dựa mà đảng Cộng hòa bám vào để “ngáng chân” chính quyền của đảng Dân chủ, đòi ông Obama phải rút lại chương trình bảo hiểm y tế hoặc kéo dài thời hạn thi hành, nhưng Thượng viện do phe Dân chủ kiểm soát đã không nhượng bộ.

 

Với đảng Dân chủ, Obamacare sẽ mang lại lợi ích cho 32/50 triệu người chưa có bảo hiểm y tế, trong khi chỉ cần tăng 5% thuế đối với những người có thu nhập hơn 1 triệu USD/năm. Nhưng các đại biểu đại diện cho giới thượng lưu là các nghị sỹ Cộng hòa lại quan ngại 500 tỷ USD tiền thuế đặt lên vai người giàu.

 

Các nhà phân tích cho rằng, thực chất của cuộc tranh cãi kéo dài giữa các nghị sỹ “lưỡng đảng” là vì lợi ích cho tiểu số người giàu hay đa số người nghèo. Trong khi 16% dân số Mỹ, vẫn chưa có bảo hiểm y tế.

Khi “tỷ số” đã hình thành

 

Sau 2 năm (2011, 2012) “cuộc chiến” ngân sách diễn ra quyết liệu, nhưng vào phút chót đều “có hậu” vì “lưỡng viện” đều đạt được sự thỏa thuận nhằm tránh cho nước Mỹ thoát khỏi bị vỡ nợ thông qua việc cho phép nâng trần nợ công.

 

Tuy nhiên, năm 2013 cơ chế tự động cắt giảm 85 tỷ USD đã vận hành do hai đảng quyết “ra đòn” để dành tỷ số. Đảng Dân chủ đã không nhượng bộ, chấp nhận đóng cửa một phần chính phủ 17 ngày để quy trách nhiệm cho đảng Cộng hòa và buộc phe Cộng hòa phải thỏa thuận tạm thời để chính phủ hoạt động trở lại.

 

Trong khi đảng Dân chủ cũng tự làm “mất điểm” trước cử tri với việc kinh tế phục hồi chậm chạp, Web y tế trục trặc khiến Obamacare không thể vận hành, dự luật nhập cư, siết chặt quyền công dân sử dụng súng đạn kéo dài… làm cho tỷ số về sự ủng hộ của người dân đối với “lưỡng đảng” có xu hướng nghiêng về phe Cộng hòa là tín hiệu cảnh báo của cử tri đối với đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử vào tháng 11 năm 2014.

 

“Chắc chắn Tổng thống Obama sẽ rơi vào cái bẫy mà nhiều vị tổng thống ở nhiệm kỳ thứ hai đã mắc phải. Đây là một chính phủ chia rẽ. Ông không được lòng dân chúng mấy. Cuộc bầu cử giữa kỳ thường không đem lại thành quả tốt cho đương kim tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai hay nhiệm kỳ đầu. Do đó tôi nghĩ có một số thách thức cho tổng thống”. Ông John Fortier - Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng ở Washington nhận định như vậy.

 

Hồi kết là tạm thời

 

Cuối cùng thì Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã đặt bút ký dự luật ngân sách liên bang hai năm sắp tới, tránh nguy cơ chính phủ phải đóng cửa vào tháng 1-2014. Đây là kết quả của nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng Dân chủ, Cộng hòa, sau đó được cả “lưỡng viện” thông qua.

 

Với hơn 2.000 tỷ USD cho 2 năm (2014, 2015) và bù đắp số tiền 63 tỷ USD cắt giảm tự động trong ngân sách quân sự và chi tiêu nội địa. Ngân sách mới được cân đối thông qua các khoản tiết kiệm chi và tăng nguồn thu, bằng sự đóng góp vào quỹ lương hưu của viên chức liên bang và tăng một số loại phí khác.

 

Dự luật chi tiêu quốc phòng 2014 cũng được Tổng thống Obama ký với hơn 600 tỷ USD, bao gồm các khoản chi tiêu cơ bản, hoạt động chống khủng bố, chương trình liên quan đến an ninh quốc gia và chuyển tù nhân tại căn cứ Guantanamo ra nước ngoài, tiến tới đóng cửa các nhà tù gây tai tiếng này.

 

Chuyên gia Fortier nhận xét: “Đây không phải là điều mà người dân Mỹ nghĩ là có thể chấp nhận được. Họ muốn chúng ta tìm cách giải quyết các vấn đề và tỏ ra thực tiễn, ngay cả khi chúng ta không thể hoàn tất được mọi việc”.

 

Chủ tịch Hạ viện ông John Boehner cũng nói: “Đấy không phải là tất cả mọi thứ mà chúng ta muốn. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra đủ các điểm chung để hoàn thành công tác mà dân chúng Mỹ đã cử chúng ta đến đây” .

 

Stuart Rothenberg, một chuyên gia phân tích chính trị độc lập ở Washington, nói: “Cử tri dường như muốn nói, tôi sẽ gửi một thông điệp cho ông Obama. Ông không có tên trên lá phiếu giữa kỳ. Cách duy nhất họ có thể làm được là bỏ phiếu chống lại đảng Dân chủ”.

 

Nhưng ông Rothenberg cũng phê phán đảng Cộng hòa rằng: “Cái nhãn Cộng hòa vẫn còn rất tệ. Mọi người nghĩ rằng phe Cộng hòa đã phạm một sai lầm rất lớn khi đóng cửa chính phủ, và hầu hết các sách lược gia Cộng hòa sẽ nói rằng họ đã phạm một sai lầm lớn”.

 

Tuy nhiên, ông Obama vẫn là một lực lượng chính trị mạnh: “Tổng thống vẫn nắm thế thượng phong là có diễn đàn Nhà Trắng để thuyết phục người nghe, chỉ huy sự chú ý của truyền thông, chỉ huy sự chú ý của toàn quốc, và cơ bản có thể nói hoặc làm những việc buộc phần còn lại của chính phủ phải có phản ứng” – Chuyên gia phân tích Rhodes Cook.

 

Như vây, trong “cuộc chiến” ngân sách kéo dài ở Mỹ, chỉ có kết quả bầu cử vào tháng 11-2014 tới mới phân thắng bại. Tuy nhiên, với cơ chế “lưỡng đảng” hiện nay ở Mỹ thì việc “ngáng chân nhau” vì lợi ích tập đoàn thống trị vẫn khó bề thay đổi, chừng nào đa số người dân chưa tìm ra người thực sự đại diện cho lợi ích của họ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump thẳng tiến (29-01-2024)
    Phản ứng của ông Biden khi ông Trump thắng bầu cử sơ bộ ở bang thứ hai liên tiếp (24-01-2024)
    Bỏ phiếu ở New Hampshire quyết định chiến thắng bầu cử sơ bộ của ông Trump? (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ thoát khỏi nguy cơ đóng cửa chính phủ (27-12-2013)
    Chính trường Mỹ chờ đợi nhiều trận chiến bất phân thắng bại năm 2014 (26-12-2013)
    Năm khó khăn với ông Obama (23-12-2013)
    Obama phủ nhận 2013 là năm tồi tệ nhất (21-12-2013)
    Mỹ: Nổ súng tại trung tâm y tế, 2 người chết (18-12-2013)
    Chính phủ Mỹ sẽ công bố tài liệu mật về UFO? (16-12-2013)
    Mỹ: Lại thêm một vụ xả súng tại trường học gây bàng hoàng (13-12-2013)
    Phó Tổng thống Mỹ cam kết những gì ở Seoul? (06-12-2013)
    Mỹ tranh cãi nội bộ vì thỏa thuận hạt nhân Iran (05-12-2013)
    Sứ mệnh khó khăn của Phó Tổng thống Mỹ trong "tâm bão" (03-12-2013)
    Obamacare và cuộc chiến chính trị nội bộ Mỹ (26-11-2013)
    Obamacare thất bại, đảng Dân chủ và Obama mất uy tín (25-11-2013)
    Mỹ: Tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Obama sụt giảm nghiêm trọng (20-11-2013)
    Bạo lực ở Mỹ gia tăng, vì sao? (11-11-2013)
    Cuộc chiến ngân sách tại nước Mỹ sẽ còn kéo dài (09-11-2013)
    Các nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục tấn công ObamaCare (07-11-2013)
    Dân Mỹ biểu tình rầm rộ phản đối hoạt động giám sát của NSA (26-10-2013)
    Tổng thống Mỹ chính thức phê chuẩn nâng trần nợ, mở cửa chính phủ (17-10-2013)
    Thượng viện đạt thỏa thuận cứu nước Mỹ thoát cảnh vỡ nợ (17-10-2013)
    CP Mỹ đóng cửa: Đảng Cộng hòa bắt đầu nhượng bộ  (10-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152814114.